Description
Cây thảo sống dai; thân bò lan trên mặt đất. Lá kèm thường có ba lá chét khía răng, lá kèm hẹp. Hoa trắng; 5 tiểu đài, 5 lá đài, màu trắng, hình hơi tròn hay bầu dục ngược, cánh hoa 5; nhị nhiều. Bao hoa và nhị mọc ở mép đế hoa hình chén. Đáy chén có một cột lồi mang nhiều lá noãn rời; mỗi noãn chứa một noãn. Quả bế tụ tập trên trục đế hoa to ra và mọng nước thành khối màu đỏ.
Quả tháng 3-6.
Bộ phận dùng:
Quả và cây – Fructus et Herba Fragariae.
Nơi sống và thu hái:
Cây nhập nội được trồng nhiều ở Đà Lạt và ngoại thành Hà Nội.
Thành phần hoá học:
Quả chứa acid malic và citric. Màu đỏ của quả là do sự hiện diện của pelargonidin 3-galactoside; lá chứa ellagitanin; thân rễ chứa 12-14% tanin và fragarol.
Tác dụng dược lý:
Dâu tây rất giàu polyphenol – các chất hoạt tính sinh học tự nhiên có chất chống oxy hoá mạnh và các đặc tính kháng viêm.
Ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư: Dưới tác động của chiết xuất dâu tây, các nhà khoa học nhận thấy, hoạt động của một số gen chịu trách nhiệm làm tăng khối u giảm đáng kể, và ngược lại, hoạt động của những gen ngăn chặn sự lây lan của các tế bào ung thư thông qua hệ thống bạch huyết tăng đáng kể.
Tăng cường trí nhớ: thành phần fisetin có trong dâu tây được coi như một flavonoid tự nhiên giúp tăng cường trí nhớ và kích thích các dây thần kinh. Ăn dâu tây còn giúp ngăn ngừa suy giảm chức năng nhận thức.
Cải thiện sức khỏe tim mạch: chất flavonoid có trong dâu tây ngăn ngừa cholesterol ứ đọng lại ở động mạch. Dâu tây còn chứa một số hợp chất khác có công dụng điều hòa huyết áp, thúc đẩy chức năng của mô tế bào và ngăn ngừa huyết khối.
Tốt cho xương: các chất dinh dưỡng như kali, magiê và vitamin đóng vai trò quan trọng với sức khỏe xương khớp. Ăn dâu tây sẽ thúc đẩy phát triển xương ở trẻ em và duy trì xương chắc khỏe ở người lớn.
Tăng cường miễn dịch: Dâu tây giàu vitamin C giúp tăng cường khả năng miễn dịch và chống lại nhiễm trùng. Chỉ một chén dâu tây có thể đáp ứng nhu cầu vitamin C của cơ thể trong cả ngày.
Vị thuốc Dâu tây
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị…)
Tính vị, tác dụng:
Quả có vị se, có tác dụng lợi tiểu.
Công dụng, chỉ định và phối hợp:
Quả thường dùng để ăn tươi, làm mát, chế rượu xirô, dùng uống bổ. Có thể dùng trị sỏi, tê thấp, thống phong. Thân rễ được dùng thay thế Cà phê ở vùng Kashmia (Ấn Độ). Nước hãm lá dùng trị ỉa chảy và bệnh đường tiết niệu.
Người La Mã dùng Dâu tây để chữa trị mọi căn bệnh, từ suy nhược cho đến sốt và viêm họng.
Ứng dụng lâm sàng của Dâu Tây
Thuốc chữa bệnh sỏi tiết niệu
Quả dâu tây (quả gần chín) 30g, Kim tiền thảo 10g, Rễ cỏ tranh 8g, Quả cối xay 10g Các thứ rửa sạch, cho vào nồi cùng 400ml nước, đun sôi kỹ, chắt lấy 200ml nước đặc. Người bệnh uống ngày một thang, chia 3 lần trước bữa ăn. cần uống liền 10 ngày.
Rượu bổ từ quả Dâu tây
Quả dâu tây 500g, Táo tàu 500g, Rượu ngon 1.500ml Quả dâu tây nhặt hết cuống, dùng vòi hoa sen rửa sạch, để ráo nước, cho vào túi vải mỏng buộc chặt miệng túi, cho vào bình cùng táo Tàu. Rượu hâm nóng đổ vào bình đó rồi buộc chặt miệng lại. Sau 20 ngày, lấy túi dâu tây vắt kỹ, bỏ bã. Táo Tàu ngâm tiếp trong rượu 60 ngày thì vớt bỏ táo, uống rượu. Người bệnh ngày uống một lần, mỗi lần 30ml trước khi ăn tối. Cần uống trong nhiều ngày.
Reviews
There are no reviews yet.